Dùng máy lạnh tiết kiệm điện 50% mỗi tháng
Khi lướt mạng bạn sẽ thấy rất nhiều mẹo giúp giảm tiền điện sử dụng máy lạnh mà vẫn đạt được hiệu quả làm mát cao như chế độ Dry giảm tiền điện đến 10 lần…, nhưng lại không biết phương pháp nào thật sự hữu ích. Bài viết này sẽ lý giải những sai lầm sử dụng máy lạnh trong những ngày trời nóng đổ lửa đến 40 độ C mà ai cũng có khả năng mắc phải. Cùng Điện Lạnh Tune tìm hiểu xem nhé!
1. Chọn máy lạnh có công suất phù hợp
Đây chính là yếu tố đầu tiên mà bạn cần lưu tâm khi chọn mua máy lạnh. Để tránh lãng phí điện năng và đạt được hiệu quả làm mát tốt nhất, người dùng nên chọn máy lạnh có công suất phù hợp với phòng theo công thức sau:
Công suất máy (HP) = thể tích phòng (dài x rộng x cao) / 40. Nếu phòng đông người hoặc bị nắng chiếu trực tiếp, bạn chia cho 35 thay vì 40. Ví dụ, đối với một căn phòng bình thường có chiều dài, rộng và cao lần lượt là 4 x 4 x4 mét, bạn chỉ nên mua máy lạnh có công suất khoảng 1,5 HP.
Tất nhiên, những yếu tố như ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, các thiết bị trong phòng hoặc phòng đông người… có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mát của máy lạnh. Do đó, người dùng nên lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với căn phòng.
2. Vị trí lắp đặt
Để máy có thể hoạt động tốt nhất, bạn nên lắp thiết bị ở những nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và ánh sáng mặt trời. Không nên để máy hướng trực tiếp vào chỗ ngủ, thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh hướng gió sang giường tủ, bàn làm việc… Nếu phòng có cửa kính thì hạn chế tối đa để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào kính khiến kính hấp thụ nhiệt độ, làm phòng bí bách và oi nóng và khó chịu. Bạn có thể giải quyết trường hợp này bằng cách treo rèm cửa dày, màu tối.
Ngoài ra bạn cũng cần hạn chế thất thoát nhiệt ra bên ngoài bằng cách lắp đặt điều hòa máy lạnh ở những phòng kín ít có các khe hở. Từ đó máy lạnh sẽ hoạt động nhanh hơn mà không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian
3. Sử dụng remote máy lạnh điều chỉnh hợp lý
Thông thường, trên remote máy lạnh sẽ có hai chế độ để bạn lựa chọn là Cool (biểu tượng bông tuyết) và Dry (biểu tượng giọt nước). Cả hai đều có chức năng hoàn toàn khác nhau, cụ thể, chế độ Cool sẽ giúp giảm nhiệt độ phòng xuống để làm lạnh và duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng. Gần đây nhiều thông tin chưa kiểm chứng được lan rộng trên mạng xã hội cho rằng chuyển máy lạnh ở chế độ Cool sang chế độ Dry không chỉ cho phòng luôn mát mẻ thoải mái mà còn giúp tiết kiệm điện năng gấp 10 lần. Rất nhiều người đã áp dụng cách này trong cái thời tiết nắng đổ lửa 40 độ vừa rồi nhưng mát mẻ hơn chưa thấy, tiết kiệm điện không biết bao nhiêu, nhưng trước mắt là da dẻ nứt nẻ khô rang khó chịu rồi đấy. Vậy thực hư của chuyện này là gì?
Khi chuyển sang chế độ Dry, hơi ẩm trong phòng sẽ bị hạ xuống khiến mồ hôi bay hơi nhanh hơn nên bạn sẽ cảm tháy mát mẻ hơn. Về cơ bản, người dùng chỉ nên sử dụng chế độ Dry trong những ngày trời không quá nóng (nhiệt độ dưới 36 độ C) và độ ẩm không khí cao. Ngược lại, trong những ngày trời khô nóng, việc sử dụng Dry sẽ không còn ý nghĩa vì có thể gây khô da, nứt nẻ môi và tay chân. Nguyên nhân do độ ẩm không khí đã thấp, việc lấy đi nước sẽ khiến không khí khô hơn.
Nhìn chung, việc sử dụng chế độ Dry sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần điện năng so với chế độ Cool, nhưng khả năng làm mát sẽ không thực sự hiệu quả nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao.
4. Không tắt / mở máy lạnh liên tục
Nhiều người thường có thói quen khi cảm thấy nóng thì bật máy lạnh, khi đã đủ lạnh lại tắt để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn sai lầm và còn khiến thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn vì phải khởi động và làm lạnh lại từ đầu, ngoài ra độ bền của máy lạnh cũng sẽ phần nào giảm xuống. Cách tốt nhất là bạn hãy luôn bật máy lạnh và chỉ tắt trước khi ra khỏi phòng khoảng 30 – 45 phút.
5. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Nếu không cần thiết thực sự thì bạn không nên giảm nhiệt độ xuống mức thấp nhất là 14-16 độ C vì máy lạnh chạy nhiệt độ càng thấp sẽ càng ngốn nhiều tiền điện hơn. Máy lạnh khi được khởi động sẽ cần một thời gian để kéo nhiệt độ phòng giảm theo ý muốn của người dùng, nên dù để 16 độ C hay 25 độ C thì bạn vẫn mất một lượng điện năng và thời gian làm mát như nhau. Theo nhiều chuyên gia về năng lượng đưa ra thì nhiệt độ tốt nhất trong không gian phòng bạn là 25 độ C vì độ chênh lệch giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng ít thì lượng điện năng sẽ càng giảm, bạn sẽ càng ít tiêu tốn tiền điện hơn.
Nếu bạn muốn mát mẻ hơn thì nên giảm nhiệt độ từ từ, từ 27 – 25 độ C xuống. Cách làm này không làm máy lạnh chạy hết công suất ngay lập tức, không gây hư hỏng, kéo dài tuổi thọ thiết bị. Về đêm khi ngủ bạn có thể điều chỉnh tăng nhiệt độ lên để tiết kiệm điện nhiều nhất có thể, hạn chế việc vừa đắp chăn vừa bật máy lạnh rất có hại cho sức khỏe,
6. Không bật điều hòa 24/24
Bạn không nên lạm dụng máy lạnh dù cho thời tiết đang nóng như lửa đốt dạo gần đây. Trong môi trường điều hòa máy lạnh đang được bật, không khí không được lưu thông sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng như sức khỏe của bạn. Độ ẩm trong phòng cũng sẽ giảm theo khiến da dẻ của bạn khô rang hơn hẳn.
7. Sử dụng máy lạnh cùng quạt điện
Đây là cách đơn giản nhất để tiết kiệm điện năng và tăng khả năng làm mát trong phòng. Khi bật thêm quạt, không khí lạnh sẽ lưu thông tốt hơn, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng quạt trong khoảng 15-20 phút đầu khi mới khởi động máy lạnh, sau đó nên tắt đi để tránh gây lãng phí.
Tương tự, việc tăng giảm nhiệt độ máy lạnh liên tục sẽ làm đảo lộn quá trình vận hành và khiến thiết bị dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, người dùng cũng không nên cài đặt ở mức nhiệt độ thấp nhất bởi điều này sẽ khiến bạn dễ bị ho, cảm lạnh… tất nhiên, điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng cao. Thông thường, mức nhiệt độ tốt nhất sẽ khoảng từ 23-27 độ, không tốn quá nhiều điện năng nhưng vẫn giúp căn phòng trong tình trạng mát mẻ.
Cũng giống như nhiều thiết bị điện tử khác, việc thường xuyên vệ sinh, bảo trì các thành phần trong máy lạnh sẽ giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng.